top of page
Writer's pictureThảo Quyên Phạm

[Từ điển GenZ và…] Chapter 1| TEENCODE: J Z CHÒY, NÓI J HOK HỈU ?

Từ điển Gen Z là một series mình viết những quan sát và tìm hiểu của mình về ngôn ngữ mà thế hệ Gen Z sử dụng khi giao tiếp trên mạng xã hội. 

Chapter đầu tiên của chúng ta sẽ nói về teencode - một loại mật mã riêng biệt của giới trẻ. Không thể bàn cãi là teencode giúp giới trẻ giao tiếp một cách nhanh chóng, dí dỏm và tạo nên một cộng đồng riêng mình. Giới trẻ ở đây được hiểu như thế hệ trẻ của mỗi khoảng thời gian, vì thế cũng phần nào ảnh hưởng đến hình thái của “mật mã” đó. 😊

Trước năm 2000, tencode xuất hiện dưới một “hình thái sơ khai” trên những trang vở. Các anh chị cuối 8x, đầu chị đã sáng tạo ra một ngôn ngữ mới dựa theo sự tương đồng về ký tự - tạm gọi là teencode thế hệ đầu: 1 = I, 3 = E, 4 = A, 5 = S, 6 = C, 7 = T, 9 = Y, 12 = D, 14 = H....

💣Đến những năm 2000 - 2005, thời đại mà internet và điện thoại cục gạch bắt đầu phát triển cực đại ở Việt Nam, teencode thực sự trở thành trào lưu khi được xem là một giải pháp tối ưu vì giá cước gọi khi đó còn khá cao so với tụi học sinh. Với 700-1000đ/phút gọi, nên hình thức giao tiếp chủ yếu là thông qua tin nhắn, bàn phím điện thoại có 12 phím, bấm đầy đủ thì chậm, tin nhắn lại giới hạn 160 ký tự. Tất nhiên, nhắn càng ngắn thì càng tốt và khi đó câu chuyện về teencode bắt đầu, theo mình quan sát thì đến giờ vẫn được dùng như là  "mình" thành "mk", "không" thành "ko", "cười" thành "cừi"...hay nguyên vẹn câu là "Mk đi chơi ko? Mình treat bn kem nha!" (Mình đi chơi không? Mình bao bạn kem nha!)

Teencode bắt đầu hạ nhiệt vào khoảng năm 2018, khi thế hệ Millennials dần trưởng thành, lúc những khiếu soạn văn bản chuẩn mực lên ngôi.  Những các hội, nhóm sửa lỗi hay gọi là “cảnh sát chính tả” bắt đầu xuất hiện và trở thành xu hướng, điển hình như fanpage "Cảnh sát chính tả" với hơn 90.000 người thích. Đến giờ tụi mình vẫn còn nghe những tuyên ngôn như "Trong cuộc cãi nhau, đứa sai chính tả thì chắc chắn không phải người đúng”. :-D

Vài năm trở lại đây, teencode đã trở nên thịnh hành nhờ vào Gen Z. Tuy nhiên, teencode kiểu Gen Z lại có diện mạo hoàn toàn khác với teencode thời trước. Thay vì đặt ra quy ước chung giữa chữ cái với con số, ký tự, teencode thế hệ Z lại vận dụng cách nói trại, nói ngọng hoặc cách phát âm tiếng nước ngoài như Anh, Hàn, Thái, Trung…. để viết thành từ tiếng Việt.
Ví dụ: “thơ” sẽ được viết thành “ther”, “không” là “khum”, “cuộc sống” trở thành “cột sống”, "chếc gồi" (chết rồi), "gòi song" (rồi xong),...


Không chỉ dừng lại ở việc giải trí, cá tính riêng biệt của thế hệ trẻ. Ở bề chìm, teencode được xem như một phương tiện để giữ kín nỗi niềm, sự riêng tư. Còn với mình là cách mình giao tiếp với thế giới một cách phi bạo lực. Chúng mình cùng bàn luận ở phần tiếp theo nhennn 🌻🌻

🌿Tham khảo:
(1) Wikimedia. (2024, June 1). TeenCode. https://vi.wikipedia.org (2) Ngoại ngữ đầu tiên tôi học là teencode | vietcetera. https://vietcetera.com/vn/ngoai-ngu-dau-tien-toi-hoc-la-teencodteencode.e

7 views

Comments


bottom of page